Chia sẻ kinh nghiệm cách nuôi chó Poodle chi tiết nhất cho những người yêu chó

Chó Poodle là một trong những giống chó đáng yêu được nhiều người lựa chọn làm thú cưng nuôi trong nhà. Nếu bạn đã và đang có dự định nuôi một chú cún Poodle thì nhất định không nên bỏ qua bài viết chia sẻ kinh nghiệm cách nuôi chó Poodle chi tiết nhất cho những người yêu chó dưới đây của dogworkscats2.com.

I. Những điều cần biết về chó Poodle và cách chọn giống để nuôi

Chó Poodle có 3 dòng chính là Toy PoodleStandard Poodle, Mini Poodle bên cạnh đó còn có thêm hai dòng nhỏ nữa là dòng Teacup Poodle, Tiny poodle và đều là những giống chó thông minh ngoan ngoãn có đặc điểm ngoại hình rất đáng yêu dễ thương. Để mua được một chú chó Poodle thuần chủng thuộc giống tốt khỏe mạnh thì khi mua cần quan sát và chú ý những đặc điểm như sau:

  • Tổng thể thân hình của chú chó phải cân đối đầu tỉ lệ thuận với thân hình của chó, cổ dài trung bình hơi cong phần sau gáy. Ngực chó sâu khuỷu chân trước phần bụng thon cao cò vùng trán phủ một lớp lông dài che lấp.
  • Mặt chó nhỏ gọn có mõm thẳng dài mũi thẳng cùng chiếc lỗ mũi lớn đôi mắt có hình hạnh nhân nhỏ. Khoảng cách giữa hai mắt rộng cùng đôi tai dài rũ xuống 2 bên má. Hông chó tròn chiếc đuôi dài buông thõng hay vểnh lên lúc chó vận động.
  • Nét đặc trưng nổi bật của giống chó Poodle là bộ lông xoăn với nhiều kiểu dáng kết cấu màu sắc da dạng như màu đen, trắng, kem, màu sô cô la.
  • Màu lông chó phổ biến và được ưa chuộng nhất đó chính là màu nâu, màu sô cô la và màu trắng.
  • Lúc mua cũng cần chọn mua và theo dõi hoạt động của chó trong khoảng 30 phút để quan sát những hành vi của chó có nhanh nhẹn hay không, thể trạng của chó chó có được tốt, vui tươi, nhanh nhẹn hoạt bát….
Các giống chó Poodle đều rất đáng yêu
Các giống chó Poodle đều rất đáng yêu

II. Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc và huấn luyện chó Poodle

1. Những đồ dùng cần thiết khi nuôi chó Poodle

Khi đã xác định nuôi chó Poodle thì bạn cần phải chuẩn bị một số vật dụng cần thiết như sau

  • Lồng nuôi hoặc nhà nhỏ dành để nuôi chó
  • Vòng cổ và dây dắt
  • Bát ăn và bát uống nước
  • Sữa tắm dành cho có Poodle
  • Đồ chơi dành cho chó Poodle
  • Balo dùng để vận chuyển chó

2. Đồ ăn và khẩu phần ăn cho chó Poodle

Chó Poodle thường có thể chất khá yếu không thích hợp cho việc chạy nhảy nhiều, đường ruột của chúng cũng không được tốt nên chế độ ăn của các bé là quan trọng trong nhất trong việc chăm sóc.

  • Đối với chó Poodle từ 1 đến 2 tháng tuổi thức ăn chính là cháo đã xay nhuyễn hoặc thức ăn khô nhưng phải ngâm nước cho mềm. Một ngày nên cho ăn từ 4 đến 5 bữa.
  • Đối với chó từ 3 đến 6 tháng nên cho ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa và mềm. Vẫn nên cho ăn cháo để tốt cho tiêu hóa của các bé. Khi trong giai đoạn từ 6 tháng tuổi trở đi chỉ cần cho ăn 2 đến 3 bữa 1 ngày.
  • Nên bổ sung thêm chất cho như thịt, rau củ, trứng vịt lộn để lông các bé đẹp và mượt hơn nhé. Nên để sẵn nước uống và thường xuyên thay nước.
  • Khi cho chó Poodle cũng tránh những thức ăn cứng và xương, không cho ăn các loại nội tạng động vật, và những đồ nhiều chất béo.

Bạn cũng có thể tham khảo bài viết chi tiết về các loại đồ ăn dành cho chó Poodle tại bài viết CHIA SẺ KINH NGHIỆM CHÓ POODLE ĂN GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI CHO POODLE ĂN để biết được đồ nên cho ăn và đồ tránh cho ăn dành cho các bé.

Ruột chó Poodle khá yếu nên cần lưu ý về đồ ăn
Ruột chó Poodle khá yếu nên cần lưu ý về đồ ăn

3. Cách chăm sóc lông cho chó Poodle

Đặc điểm của chó Poodle là loài chó này có bộ lông xoắn dày rậm và khá dài, việc chăm sóc lông cho poodle cần phải tỉ mỉ nếu không sẽ khiến lông của poodle trở nên xấu đi.

  • Chó poodle nên được tắm mỗi tuần 1 lần, nếu thời tiết lạnh thì có thể tắm 2 tuần 1 lần. Chú ý nên pha nước hơi ấm để tắm cho chó, vì poodle rất dễ bị cảm lạnh.
  • Kinh nghiệm tắm cho poodle để chăm sóc lông của chó được sạch đẹp và không có mùi, đầu tiên bạn cần dùng nước ấm xả sạch bụi bẩn trên người chó, sau đó thoa dầu tắm, rồi xả sạch bằng nước. Tiếp tục sử dụng dầu xả để dưỡng lông cho chó được mềm mượt rồi xả sạch dầu xả với nước.
  • Sau khi tắm xong nên sấy khô lông cho chó và chải lông để loại bỏ lông rụng còn dính lại trên chó. Có thể dùng dầu dừa thoa lên lông của chó để dưỡng lông cho poodle. Thường xuyên kiểm tra tai, mắt và răng miệng cho chó poodle. Bộ lông của chó Poodle nên được tỉa lông mỗi 2 tháng một lần.
  • Poodle khi còn nhỏ đến 4 tháng tuổi thì bộ lông vẫn chưa xoăn vào nếp, trong giai đoạn đó lông của chúng bắt đầu phát triển, để poodle có được một bộ lông đẹp thì cần phải thường chải lông và cắt tỉa lông cho chó poodle con để lông mới mọc đẹp hơn và xoăn hơn, poodle con nên tỉa lông 1 tháng 2 lần.
  • Khi poodle được 1 năm tuổi trở lên thì bộ lông sẽ được hoàn thiện.

4. Cách huấn luyện chó Poodle

Trong khoảng thời gian các chú Poodle đạt độ tuổi là 2 tháng tuổi, thì đây chính là khoảng thời gian hợp lý nhất để huấn luyện, dạy dỗ các bé, tạo được nề nếp, nghe lời chủ nhân của mình hơn. Các bạn có thể huấn luyện chó Poodle của mình với những bài tập đơn giản như dạy cách đi vệ sinh đúng chỗ, những lệnh cơ bản, đơn giản như nằm, ngồi, đứng,…

Huấn luyện chó đi vệ sinh đúng chỗ

Giống chó Poodle rất thông minh nên những bài tập luyện như học cách đi vệ sinh đúng chỗ từ nhỏ sẽ rất dễ dàng với các bé, tạo được nề nếp trật tự trong việc sinh cá nhân.

  • Bước 1: Hãy chọn một chỗ đi vệ sinh thoáng mát, cố định cho chú chó Poodle nhà mình và lưu ý là không được thay đổi chỗ đi vệ sinh tùy tiện nhé các bạn!
  • Bước 2: Các bạn cần phải để ý hành vi của Poodle  trong hoạt động hàng ngày. Nếu phát hiện các bé có hành vi đi vòng quanh như đang tìm kiếm gì, nhấc một chân sau lên, tự ngửi cơ thể thì đó là dấu hiệu của việc chú Poodle của bạn đang mắc vệ sinh. Khi gặp dấu hiệu này, bạn hãy nhanh chóng đưa bé đến chỗ đi vệ sinh cố định đã chọn sẵn.
  • Bước 3: Hãy đợi chú Poodle tại chỗ đi vệ sinh cố định đến khi chú cún nhà bạn “đi” được thì thôi. Trong trường hợp quá lâu mà chú Poodle vẫn không chịu “đi” thì hãy ép chúng “đi” cho bằng được, hãy dùng tay nhấn mông các chú Poodle xuống tư thế để “đi” đến khi nào mọi việc xong xuôi thì thôi.

Cách dạy chó Poodle ngồi

Cũng giống như cách huấn luyện chó Poodle đi vệ sinh đúng chỗ, dạy các Poodle các ngồi cũng cần phải có sự kiên trì. Động thời phải thực hiện theo đúng những bước huấn luyện sau đây:

  • Bước 1: Khi các chú Poodle thông minh nhà bạn đang trong tư thế đứng, hãy cho các chú một chút thức ăn yêu thích đặt ở dưới đất.
  • Bước 2: Các bạn hãy hô thật to, dõng dạc lệnh “ngồi”. Đồng thời hãy dùng tay để nhấn người các chú Poodle xuống, ép Poodle phải ngồi.
  • Bước 3: Nếu các chú Poodle ngồi xuống được theo lệnh của bạn thì hãy thưởng “nóng” cho Poodle một ít thức ăn yêu thích để khích lệ tinh thần.
  • Bước 4: Hãy thức hiện lại những bước trên từ 10 đến 15 lần một ngày. Nhưng đừng ép các chú Poodle phải quá sức, sau khi thức hiện đủ số lần luyện tập thì hãy cho các chú Poodle của mình nghỉ ngơi.
2 tháng tuổi là thời điểm tốt nhất để huấn luyện chó Poodle
2 tháng tuổi là thời điểm tốt nhất để huấn luyện chó Poodle

III. Một số bệnh thường gặp và những lưu ý khi nuôi chó Poodle

1. Một số bệnh thường gặp và cách phòng tránh cùng chữa trị cho chó Poodle

  • Chó Poodle có thể chất yếu kém dễ bị bệnh cảm hay mắc những chứng bệnh về đường hô hấp các vấn đề về lông, bệnh ngoài da, các bệnh xương khớp, đường ruột,…
  • Lông dày và rậm là nguyên nhân chính gây ra các bệnh như vẩy gầy trắng hay nấm trên cơ thể chó Poodle, vì vậy cần phải chăm sóc và vệ sinh lông cho chúng thường xuyên và đúng cách.
  • Chó Poodle thường hay bị cảm lạnh và ho vì khả năng chịu lạnh rất kém nặng hơn nữa sẽ là những triệu chứng như viêm phổi, viêm phế quản. Khi phát hiện ra chó Poodle bị cảm nhẹ hãy cho nó uống thuốc bổ phế hoặc là gừng để giữ ấm cơ thể cho nó.
  • Cần đưa chó đến cơ sỡ thú y để tiêm thuốc ngừa bệnh, tẩy giun sán định kỳ thường xuyên và làm sổ khám bệnh cho chó. Tiêm chủng những loại vacxin ngăn ngừa các bệnh thường gặp ở chó một cách đầy đủ. Khi chó có những triệu chứng như nôn mửa, bỏ ăn, mệt mỏi cần đưa đến cơ sỡ thú y ngay.

2. Những lưu ý cần phải biết khi nuôi chó Poodle

  • Khi tới môi trường mới, Poodle có năng lực thích nghi rất nhanh. Chúng có tính tò mò, thường thích thể hiện với chủ nhân.
  • Ngủ là một trong những việc quan trọng nhất mỗi ngày của Poodle. Thường là ăn xong lại ngủ, một ngày phải ngủ khoảng 10 tiếng.
  • Poodle nhỏ cần có nhiều cảm giác an toàn. Khi cảm thấy cô đơn chúng thường trốn ở một nơi, hoặc cắn bậy làm hỏng đồ đạc.
  • Khi Poodle muốn đi vệ sinh, khi muốn ăn cơm, khi cô đơn, khi nhớ chủ nhân đều sẽ sủa không ngừng.
  • Chủ nhân phải tìm hiểu thói quen của chúng để lựa chọn biện pháp giải quyết và cách nuôi chó Poodle tốt nhất.
  • Bản năng của Poodle sẽ chọn nơi thích hợp đi vệ sinh. Khi phát hiện chúng muốn đi vệ sinh, hãy dắt chúng đến nơi thích hợp. Giúp chó con tạo thành thói quen đi vệ sinh đúng nơi, giảm bớt mùi hôi trong nhà.

Chó Poodle là giống chó khá dễ nuôi, chỉ cần bạn cẩn thận và chịu khó học hỏi kiến thức để chăm sóc thì chú cún cưng của bạn sẽ luôn khỏe mạnh và đáng yêu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *