Chó Tây Tạng và những sự thật đầy bất ngờ

Chó Tây Tạng có bản tính khá hung dữ, chúng được mệnh danh là chúa tể của thảo nguyên. Chúng được nuôi để bảo vệ gia súc, bảo vệ cuộc sống của người dân nên được nhiều gia đình ưa chuộng nuôi làm thú cảnh. Tham khảo ngay bài viết dưới đây của dogworkscats2.com để hiểu rõ hơn về giống chó này nhé.

I. Đôi nét về chó Tây Tạng

Chó Tây Tạng sống chủ yếu ở vùng khí hậu lạnh của cao nguyên Tây Tạng

Chó Tây Tạng hay còn được gọi là ngao Tây Tạng, chúng có kích thước khá lớn. Bởi vậy mà chó ngao Tây Tạng được nuôi để bảo vệ gia đình, gia súc trước thú dữ trên cao nguyên và cũng là tài sản có giá trị của họ.

Chúng du nhập rộng rãi vào châu Âu từ thế kỷ 19. Hiện nay, giống chó này được đã lan rộng sang các nước châu Mỹ. Thế nhưng, do giá thành cao và nổi tiếng nên chó ngao Tây Tạng đã có sự lai tạp, thương mại hóa. Những chú chó Tây Tạng thuần chủng giờ chỉ còn tìm thấy ở vùng cao nguyên Tây Tạng.

Giống chó này được phát hiện bởi 2 nhà thám hiểm người Ý tại ngôi làng trên vùng núi Tây Tạng. Thời điểm đó, những chú chó ngao Tây Tạng được nuôi để bảo vệ cuộc sống của người dân bản địa và gia súc cũng như canh gác cho các tu viện tại đây.

II. Đặc điểm của chó Tây Tạng

Như đã chia sẻ, giống chó này có kích thước to lớn với chiều cao từ 70-80cm và nặng khoảng 60-90kg. Loài chó ngao Tây Tạng có bộ lông xù như lớp áp bảo vệ chúng khỏi thời tiết lạnh giá. Màu lông của chúng rất đa dạng như màu đen, vàng, xám, nâu và nâu đỏ.

1. Tính cách chó ngao Tây Tạng

Giống chó ngao Tây Tạng có bản tính khá hung dữ, bởi chúng phải luôn cảnh giác với kẻ xâm nhập, thú giữ. Cũng do đó mà một số thành phố lớn tại Trung Quốc đã ban hành luật cấm nuôi giống chó này. Tuy nhiên, giống chó này năng lực bảo vệ tốt và nhiều ưu điểm của giống chó trung thành.

Chúng có khả năng nghe lời thấp nên cần phải có thời gian dài để huấn luyện. Với tính cách hoang dã nên chó ngao Tây Tạng cũng thuộc giống chó nguy hiểm nhất trên thế giới cùng với Pitbull.

2. Đặc điểm nhận dạng

Chó Tây Tạng
Chúng có bộ lông dày để thích nghi với thời tiết lạnh giá

Những chú chó ngao Tây Tạng có kích thước lớn với cặp chân cao, thân hình dài và cấu trúc xương nặng.

Bộ lông của chúng có 2 lớp, lớp lông bên ngoài mềm và dài; lớp lông bên trong bông như len. Đặc biệt, phần lông cổ của chúng trông không giác gì bờm của sư tử.

Đầu của chó Tây Tạng phẳng, không có nếp nhăn. Đuôi ngắn và luôn cuộn cao lên trên phía lưng. Có thể thấy thân hình của chúng khá cân đối và màu lông rất đa dạng.

Mắt của chó ngao nhỏ và sâu, luôn nhăn lại. Hai tai của chúng hình chữ V, kích thước nhỏ và thường rủ xuống.

Đặc tính trưởng thành của giống chó này rất chậm; thông thường những con chó cái thường phải mất từ 3-4 năm mới bắt đầu chu kỳ sinh sản; những chó chó đực phải mất từ 3-5 năm mới bắt đầu khả năng giao phối.

3. Chế độ dinh dưỡng chó Tây Tạng

Chế độ dinh dưỡng của giống chó ngao Tây Tạng được chia theo từng giai đoạn, cụ thể như sau:

Giai đoạn từ 2-4 tháng tuổi:

Ở giai đoạn này, bạn chỉ nên cho chúng ăn cơm thêm chút thịt nạc xay nhỏ. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp với các loài thực ăn dành cho chó khác, nên cho chúng ăn 3 bữa/ngày.

Giai đoạn 4-8 tháng tuổi:

Khi chúng lớn hơn, bạn cần phải bổ sung nhiều protein vào chế độ dinh dưỡng như thịt bò, nội tạng động vật, thịt lợn nạc, trứng gà, rau củ và xen kẽ với thức ăn khô.

Ngoài ra bạn cũng có thể cho chúng gặm xương để bổ sung canxi và rèn luyện cơ hàm. Tuy nhiên bạn không nên cho chúng gặm xương sắc nhọn như xương gà, xương vịt vì có thể gây tổn thương đến cổ họng.

Lúc này, bạn nên tăng khối lượng thức ăn và giảm số bữa của chúng xuống còn 2 bữa/ngày.

Giai đoạn 8-12 tháng:

Chó ngao Tây Tạng có tính cách hung dữ

Chó ngao Tây Tạng giai đoạn này đảm bảo lượng protein, canxi nạp vào để có thể phát triển toàn diện. Vậy nên, bên cạnh các loại thịt bạn hãy kết hợp thêm trứng gà, trứng vịt.

Đồng thời có thể cho chúng ăn 1 bữa chính và 1 bữa phụ với khối lượng thức ăn lớn.

Trên 1 tuổi:

Đến giai đoạn này, bạn bắt buộc phải cho chó Tây Tạng ăn ít nhất 1kg thức ăn mỗi ngày. Bên cạnh đó là bổ sung thêm rau củ, thức ăn khô.

Khối lượng thức ăn của giống chó này sẽ tăng dần để phù hợp với cân nặng của chúng.

4. Cách nuôi chó ngao Tây Tạng

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, thì bạn cũng cần phải lưu ý một số điều sau khi nuôi chó Tây Tạng để chúng không bị mất dáng.

Do có bộ lông dày và rậm, thân nhiệt cao nên chúng rất dễ bị sốc nhiệt khi gặp thời tiết nắng nóng. Vậy nên khi nuôi chó ngao Tây Tạng, bạn cần phải chuẩn bị không gian rộng rãi, thoáng mát để chúng có thể vận động. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý về việc nuôi nhốt, tránh để chúng chạy ra ngoài vì có thể gây nguy hiểm cho mọi người xung quanh.

Hãy đảm bảo bộ lông của chúng luôn được khô ráo, thường xuyên chải lông, đặc biệt là vào thời kỳ thay lông.

Chỉ nên tắm cho chúng 1 lần/tuần hoặc khi thực sự cần thiết. Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiểm tra và vệ sinh các vùng nhạy cảm của chó Tây Tạng 2-3 lần/tuần như răng miệng, tai, mắt, bàn chân…

Ngoài ra, bạn cũng nên tạo điều kiện cho chúng vận động khoảng 20 -30 phút/ngày.

5. Chó ngao Tây Tạng có đắt không?

Giá chó Tây Tạng từng có thời điểm rất đắt, lên đến chục tỷ đồng

Vào thời kỳ hoàng kim, giống chó ngao Tây Tạng có giá thành cao từ vài tỷ cho đến vài chục tỷ. Sau đó, giá mua chó Tây Tạng đã có sự giảm nhẹ nhưng cũng tương đương khoảng trên dưới 3.5 tỷ đồng.

Do sự phóng đại quá mức về giống chó này mà việc nhân giống đã diễn ra tràn lan. Chính điều này đã khiến chất lượng, danh tiếng của giống chó ngao Tây Tạng đi xuống.

Công bằng mà nói, chó Tây Tạng không thích hợp để sống ở vùng thấp để làm vật nuôi trong nhà như nhiều giống chó khác.

Vào cuối năm 2007, những chú chó ngao Tây Tạng đã xuất hiện tại Việt Nam với giá thành khoảng 150 triệu đồng.

Hiện nay, bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 10 -20 triệu là có thể sở hữu chú chó ngao Tây Tạng từ 2-5 tháng tuổi.

II. Kết luận

Hy vọng qua những chia sẻ trên đây, bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về giống chó Tây Tạng. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết chó – mèo tiếp theo để có thêm nhiều thông tin thú vị khác nhé.